Tips pháp lý - Các loại HĐ giao dịch BĐS phải công chứng

08/11/2023

Trong xã hội hiện nay, việc trao đổi, chuyển nhượng bất động sản là một hoạt động rất phổ biến. Do đó, để hạn chế rủi ro về mặt pháp lý, thiệt hại về kinh tế, các nhà giao dịch nên lưu ý các những hợp đồng giao dịch bất động sản phải công chứng theo quy định của pháp luật hiện hành.

1. Vì sao phải công chứng HĐMB

Thực tế có nhiều trường hợp mua bán nhà chỉ qua giấy tờ viết tay, khi có tranh chấp xảy ra, hợp đồng này sẽ bị Tòa án tuyên bố vô hiệu, người mua nhà có nguy cơ mất trắng cả nhà và tiền bạc, công sức bỏ ra. Trong trường hợp này, nếu hợp đồng đó có công chứng, chứng thực theo quy định thì căn nhà hoàn toàn thuộc quyền sử dụng của người mua mà không lo bị tranh chấp, và nếu có tranh chấp thì sẽ được pháp luật bảo vệ.

Hơn nữa, chi phí công chứng chỉ là một phần nhỏ so với giá trị tài sản trong quá trình giao dịch, việc công chứng có độ an toàn pháp lý cao hơn so với các hợp đồng không được công chứng. Do đó, trong các giao dịch dân sự nhất là về bất động sản, khách hàng nên thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

àco homes Tips pháp lý Các loại HĐ giao dịch BĐS phải công chứng

2. Những loại hợp đồng giao dịch bất động sản phải công chứng mới nhất

Thứ nhất, hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Trừ trường hợp mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư (theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014, Điều 430 Bộ Luật Dân sự 2015).

Thứ hai, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp nếu một bên là tổ chức kinh doanh bất động sản (theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013).

Thứ ba, hợp đồng cho tặng nhà ở hoặc bất động sản khác phải chuyển quyền sở hữu tài sản là bất động sản đó cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận, phải lập thành văn bản và phải công chứng, chứng thực.

Trừ trường hợp: tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương (theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và khoản 1 Điều 459 Bộ Luật Dân sự 2015).

Thứ tư, hợp đồng thế chấp nhà ở bắt buộc phải công chứng do tiềm ẩn nhiều rủi ro và tranh chấp của loại giao dịch này (theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014).

Thứ năm, hợp đồng đổi nhà ở là giao dịch về chuyển quyền sở hữu để được Nhà nước công nhận và sang tên sở hữu nên cần thiết có sự xác minh, kiểm soát về tính pháp lý nên bắt buộc phải công chứng (theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014).

Thứ sáu, hợp đồng góp vốn bằng nhà ở trừ trường hợp góp vốn bằng nhà ở bởi một bên là tổ chức (theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014).

Thứ bảy, hợp đồng mua bán bất động sản đấu giá.

Thứ tám, hợp đồng bảo lãnh.

Thứ chín, hợp đồng thế chấp tài sản.

Cuối cùng, văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (theo khoản 3 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013).

Tips pháp lý Các loại HĐ giao dịch BĐS phải công chứng àco homes

3. Nơi công chứng và chứng thực hợp đồng giao dịch bất động sản

Điều 42 Luật Công chứng năm 2014 quy định về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản như sau: “Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”.

Như vậy, khi công chứng hợp đồng giao dịch về bất động sản thì người có yêu cầu công chứng mang hồ sơ tới văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản.

Trên đây là một lưu ý liên quan đến các loại hợp đồng giao dịch BĐS phải công chứng. Hy vọng, Quý Anh/Chị quan tâm đến thị trường bất động sản có thêm thông tin tham khảo hoặc có thể liên hệ ngay Àco Homes qua Hotline để được tư vấn chi tiết hơn.

———————————————————————————

ÀCO HOMES - TRUNG TÂM GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN

Địa Chỉ: 31 Trương Định, Q.1, TP.HCM

Tác giả: ÀCO HOMES

Chúng tôi trên mạng xã hội

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Tin tức khác

ÀCo Homes mách bạn 3 xu hướng bất động sản tăng nhiệt...

Đại dịch mở ra cơ hội cho nhiều loại hình bất động sản mới. Colliers International chỉ ra 3 xu hướng bất động sản tăng trưởng nhanh trong đại dịch
Phân tích - Ngày 05/10/2021

Bất động sản cao cấp ở TP HCM "ấm" lên

Thị trường căn hộ cao cấp đang được hâm nóng trở lại với các dự án lớn được rầm rộ triển khai và sắp sửa mở bán. Khi TP HCM cơ bản hoàn thành một số tuyến đường trung tâm, tuyến metro số 1 hoàn thiện thì chắc chắn giá bán ở các khu vực trung tâm sẽ...
Phân tích - Ngày 16/09/2022

Khẩu vị lạ của người mua nhà phía Bắc

Sự khác biệt rõ nhất giữa nhà đầu tư miền Bắc và miền Nam khi đầu tư vào các dự án trong Nam là họ sẵn sàng chọn lựa dự án ở xa trung tâm thành phố để đầu tư miễn là các vị trí đó có khả năng sinh lời tốt, vì bản thân họ đã là nhà đầu tư “đánh bắt xa...
Phân tích - Ngày 21/09/2022

Àco Homes mách bạn 4 rủi ro pháp lý khi đầu tư bất động...

Các đối tượng có thể mạo danh chủ nhà, giả giấy tờ như sổ đỏ, CMND,... hoặc đánh tráo với giấy tờ thật của chủ nhà để lừa người mua
Phân tích - Ngày 02/04/2023

Àco Homes mách bạn top 6 sách hay về Bất động sản nên...

Đầu tư bất động sản có tiềm năng lợi nhuận cao, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tham khảo top sách bất động sản của ÀCO Homes để đầu tư an toàn và hiệu quả
Phân tích - Ngày 23/04/2023

[Àco Homes giải mã] vì sao "Siêu sang hoang phế - siêu...

Àco Homes giải mã vì sao nhiều dự án căn hộ, nhà phố, biệt thự siêu sang tại TP. HCM vẫn chỉ là bãi đất trống, đang thi công hoặc đã thành hình. Song, vẫn đành “đắp chiếu”.
Phân tích - Ngày 05/05/2023
0911 832 832
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây