Khủng hoảng được coi là hệ quả tất yếu của sự thịnh vượng trước đó. Và nếu chúng ta ở trong giai đoạn đi xuống của chu kỳ thì hầu hết các chủ thể kinh tế đều phải gồng mình chống chọi với những khó khăn và đợi cho đến khi guồng quay của chu kỳ dịch chuyển theo xu hướng đi lên thì các hoạt động kinh tế mới tăng trưởng trở lại.
Theo định nghĩa của Raymond A. Merriman, một nhà nghiên cứu chuyên sâu về chu kỳ, tác giả bộ 5 cuốn sách nổi tiếng về chu kỳ của thị trường chứng khoán mang tên “The Ultimate Book on Stock Market Timing”, đồng thời là Chủ tịch của Công ty Phân tích Thị trường Merriman, chu kỳ là một hiện tượng có thể đo lường, xảy ra thường xuyên vào các khoảng thời gian thích hợp.
Trên thị trường tài chính, chu kỳ thường đo lường bằng giá, một điểm thấp trên đồ thị giá được gọi là một đáy, một điểm cao trên biểu đồ được gọi là đỉnh. Chu kỳ bắt đầu bởi một đáy và kết thúc bằng một đáy khác, các đáy thường xuất hiện sau một khoảng thời gian giống nhau. Nếu đáy sau cao hơn đáy trước thì đó là thị trường tăng giá, còn nếu đáy sau thấp hơn đáy trước thì đó là thị trường giảm giá.
Tuy nhiên, theo Raymond A. Merriman, các chu kỳ có các độ lệch chuẩn. Mỗi chu kỳ có một khung thời gian trung bình (khung thời gian chuẩn) nhưng 70-80% các chu kỳ có độ dài lệch 1/6 lần khung thời gian chuẩn. Ví dụ, nếu khung thời gian trung bình của một chu kỳ là 6 tuần thì có 70-80% khả năng chu kỳ sẽ có độ dài 5-7 tuần.
Một đặc điểm nữa của chu kỳ được Raymond A. Merriman nhấn mạnh là có nhiều loại chu kỳ, trong đó, chu kỳ lớn có sức mạnh chi phối chu kỳ nhỏ. Chu kỳ nhỏ có thể xuất hiện 2-3 lần mỗi năm, chu kỳ lớn có thể kéo dài tới hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm.
Chính sự chi phối của chu kỳ lớn đối với chu kỳ nhỏ tạo ra hiện tượng “bóp méo chu kỳ”, chẳng hạn như khi chu kỳ lớn tạo đỉnh và đi xuống thì chu kỳ nhỏ có thể cũng tạo đỉnh và đi xuống dù rằng nếu theo tiến trình thông thường, chu kỳ nhỏ đang đi lên và còn một thời gian nữa mới tạo đỉnh.
Raymond A. Merriman ví việc nghiên cứu các chu kỳ như nhìn vào tấm bản đồ. Chu kỳ lớn như một tấm bản đồ thế giới hay bản đồ quốc gia, chúng ta có thể thấy các con đường dẫn từ điểm này đến điểm kia. Nhưng vẫn cần các bản đồ có phạm vi nhỏ hơn theo từng khu vực, tỉnh, thành để chắc chắn chúng ta đang ở đâu. Đó là lý do chúng ta cần nghiên cứu các chu kỳ nhỏ hơn bên cạnh các chu kỳ lớn.
Nhưng việc nhận ra “chúng ta đang ở đâu” trong chu kỳ không dễ. Theo Raymond A. Merriman, mặc dù khi nghiên cứu về chu kỳ, chúng ta biết được những kịch bản nào có thể xảy ra nhưng khi thị trường tiến gần hơn đến một điểm nào đó trên kịch bản, chúng ta vẫn không thể chắc chắn đó là kịch bản nào ngay cả khi kịch bản đó đã đi được nửa chặng đường.
Trên đây là một vài lý thuyết sơ lược về các chu kỳ kinh tế. Hy vọng, Quý Anh/Chị quan tâm đến thị trường đầu tư nói chung và bất động sản nói riêng có thêm thông tin tham khảo. Liên hệ ngay Àco Homes qua Hotline để được tư vấn chi tiết ().
———————————————————————————
Địa Chỉ: 31 Trương Định, Q.1, TP.HCM
Tác giả: ÀCO HOMES
Chúng tôi trên mạng xã hội