Ngay sau vụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ đã cho thấy những bất cập của loại hình chung cư này. Không chỉ chính quyền TP. Hà Nội mà TP. HCM đã áp dụng các biện pháp nhằm giảm loại hình cư trú này xuống và thay đổi nó theo hướng bền vững hơn. Muốn vậy, điều đầu tiên quan trọng và lâu dài nhất là phải giãn bớt dân ra khỏi các quận trung tâm, nhất là các trường học, công ty, cơ quan.
1. Đô thị hóa mở rộng, kéo giãn dân cư ở TP. HCM
Với tốc độ phát triển nhanh dân cư và nhập cư từ các nơi trong và ngoài nước, bài toán kéo giãn dân cư và nhập cư ra vùng ven là một quyết định mang tính quốc sách tại TP.HCM.
Việc giãn dân ra các vùng ven, vùng lân cận thành phố HCM và cả vùng giáp ranh các tỉnh là yếu tố rất quan trọng cho việc giao thương, phát triển kinh tế, giảm áp lực về mật độ dân số cho thành phố HCM, tạo bước đệm phát triển kinh tế đô thị giãn và phù hợp với định hướng phát triển lâu dài.
TP. HCM sẽ có nhiều quận cửa ngõ thành phố trong tương lai rất gần như huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi, Bình Tân, quận 12 và Cần Giờ.
Sức hút từ khu hành chính kiểu mẫu cũng như hạ tầng cơ sở đã kéo theo hàng loạt các dự án BĐS dịch chuyển theo, tạo ra sự liên hoàn trên chuỗi đô thị hoá khu vực Tây thành phố. Giãn nở mật độ dân cư tại chỗ cũng như dân nhập cư hàng năm đến địa bàn các khu vực phía Tây.
2. Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi sẽ lên thẳng thành phố
Hai năm qua, 5 huyện của TP.HCM là: Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè và Hóc Môn đều muốn lên thẳng thành phố trước năm 2030. Việc đề xuất này đã góp phần cho giá đất tăng vọt, gây khó khăn trong thu hồi đất để phát triển cơ sở hạ tầng. Cụ thể, để lên quận, quy định bắt buộc các huyện phải đạt theo tiêu chí của đô thị loại đặc biệt và phải có 100% các xã đủ tiêu chí để chuyển đổi sang phường.
“Đô thị hóa không đồng đều, đất nông nghiệp còn nhiều nên khó lên quận. Lên thành phố là phương án dễ nhất.”
Bình Chánh đang phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại III và làm thủ tục đề nghị công nhận thành phố thuộc TP.HCM vào năm 2025. Đây là huyện có diện tích lớn thứ 3 của TP.HCM (253 km2), nhưng tốc độ đô thị hóa không đông đều, có nhiều xã phát triển nhà cửa rất nhanh trong khi một số xã vẫn thuần nông. Huyện Bình Chánh được định hướng trở thành trung tâm đô thị công nghiệp của phía tây TP. HCM với đầy đủ đặc tính của một đô thị công nghiệp hiện đại.
Các huyện Hóc Môn, Nhà Bè và Củ Chi cũng cho biết sẽ không bảo đảm các tiêu chí lên quận mà muốn lên thành phố trực thuộc TP.HCM để vừa có nội thị (phường), vừa có ngoại thị (xã), vừa phát triển đô thị hóa như các quận nội thành nhưng đồng thời vẫn duy trì một số xã thuần nông hay có nhiều diện tích đất nông nghiệp để phát triển nông nghiệp, xây dựng các điểm du lịch sinh thái, đô thị xanh,…
3. Tình hình thị trường nhà ở, căn hộ từng khu vực
Khu Tây Sài Gòn hiện đã hình thành khá đa dạng các loại hình nhà ở như chung cư, nhà đất thổ cư, nhà phố, liền kề, biệt thự…
TP. HCM chủ trương phát triển đô thị đa trung tâm, hình thành các đô thị vệ tinh để tái phân bố lại dân cư, nhằm giãn dân ra khỏi trung tâm hiện hữu và cân bằng dân số giữa các quận, huyện.
Trên đây là một vài thông tin về chính sách giãn dân tại Tp. HCM tác động đến thị trường bất động sản trong khu vực. Hy vọng, Quý Anh/Chị quan tâm đến thị trường bất động sản Tp. HCM có thêm thông tin tham khảo. Liên hệ ngay Àco Homes qua Hotline để được tư vấn chi tiết ().
———————————————————————————
ÀCO HOMES - TRUNG TÂM GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN
Địa Chỉ: 31 Trương Định, Q.1, TP.HCM
Tác giả: ÀCO HOMES
Chúng tôi trên mạng xã hội