Theo CNN, China Evergrande, tập đoàn phát triển bất động sản lớn thứ hai của Trung Quốc đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên tòa án Manhattan ở New York hôm 17/8.
Ông Hứa Gia Ấn thành lập tập đoàn Evergrande tại Quảng Châu, Trung Quốc vào năm 1996. Trong thời điểm hoàng kim, Evergrande có khoảng 200.000 nhân viên, có doanh số hơn 110 tỉ USD vào năm 2020 và sở hữu hơn 1.300 dự án bất động sản tại hơn 280 thành phố.
Sau khi niêm yết công khai công ty vào năm 2009, ông Hứa bắt đầu mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực mới như: sữa, ngũ cốc và dầu,... gần đây nhất, Evergrande còn lấn sân sang cả lĩnh vực xe điện.
Khi công việc kinh doanh thuận lợi, ông Hứa thu hút hàng chục tỷ USD từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cũng như các khoản vay rẻ từ các ngân hàng Trung Quốc. Ông còn giữ mối quan hệ chính trị tốt đẹp với nhiều bên. Chính điều đó là yếu tố khiến các nhà đầu tư và các ngân hàng tin tưởng và tiếp tục cho Evergrande vay.
Trong nhiều năm, các cơ quan quản lý từng cố gắng kiểm soát hoạt động kinh doanh của Evergrande, sau đó lại nới lỏng ngay. Đến năm 2019, ông Hứa Gia Ấn trở thành một trong những “ông trùm” phát triển bất động sản giàu nhất Trung Quốc và hàng đầu thế giới. Trên trang web chính thức, tập đoàn này cho biết họ sở hữu 1.300 dự án tại 280 thành phố.
Những bước đi sai lầm và thua kém về công nghệ so với các đối thủ trong lĩnh vực sản xuất xe điện, Evergrande NEV đã không thể đạt kết quả kinh doanh như kỳ vọng của mình và các nhà đầu tư. Từ chỗ là niềm hy vọng cho tương lai xe điện ở Trung Quốc thì nay Evergrande NEV lại trở thành một nỗi thất vọng lớn khi sản phẩm ra lò không được thị trường chào đón.
Mảng kinh doanh ngày càng thua lỗ, các nhà máy sản xuất “đắp chiếu để không," trong khi các loại chi phí khác đều tăng mạnh. Có tới 42% tổng khoản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong chưa đầy một năm nữa.
Từ khi Trung Quốc mạnh tay với các công ty bất động sản gánh nợ lớn và Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra tầm nhìn về xã hội thịnh vượng chung, giới tỉ phủ bất động sản tại Trung Quốc đã bị suy giảm tài sản. Cách đây vài năm, khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc, các nhà phát triển như Evergrande cảm thấy họ đã mở rộng quá mức và bắt đầu gặp khó.
Trước nỗi lo về thanh khoản hồi năm 2020, Evergrande đã vạch ra kế hoạch giảm gần một nửa trong số 100 tỷ USD nợ của mình đến giữa năm 2023. Nhưng thị trường nhà đất Trung Quốc bắt đầu chậm lại và các cơ quan quản lý siết chặt hoạt động cho vay quá mức.
Evergrande chật vật để trả hết các khoản vay của mình sau khi chính thức vỡ nợ vào cuối năm 2021. Nợ của công ty bất động sản này đã lên tới 2,437 nghìn tỷ nhân dân tệ (340 tỷ USD) vào cuối năm ngoái, tương đương 2% GDP của Trung Quốc.
Tháng trước, "nhà phát triển bất động sản nặng nợ nhất thế giới" công bố báo cáo tài chính với khoản lỗ 476 tỷ Nhân dân tệ (66,36 tỷ USD) trong năm 2021 và lỗ 105,9 tỷ Nhân dân tệ (14,76 tỷ USD) trong năm 2022.
Song, đến ngày 18/8, Bloomberg đưa tin tập đoàn Evergrande ngày 17/8 (theo giờ địa phương) đã nộp đơn theo Chương 15 - Luật bảo hộ phá sản của Mỹ lên tòa án Manhattan ở New York.
Các ngân hàng, nhà cung cấp, người mua nhà tới hàng chục nghìn người lao động của Evergrande đều có nguy sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề nếu “quả bom nợ” phát nổ. Thậm chí nhiều người đã nhắc tới bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế năm 2008 xuất phát từ sự sụp đổ của tập đoàn tài chính đình đám khi đó là Lehman Brothers.
Sau khi Evergrande sụp đổ, một số tên tuổi lớn khác ở Trung Quốc, bao gồm Kasia, Fantasia và Shimao Group, cũng đã vỡ nợ. Gần đây nhất, một gã khổng lồ bất động sản khác của Trung Quốc là Country Garden không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán trái phiếu, làm dấy lên lo ngại tên tuổi này cũng có thể sụp đổ.
Mở rộng quá nhanh: Ngoài bất động sản, chỉ trong 10 năm Evergrande đã lấn sang các lĩnh vực khác từ thể thao, thực phẩm, chuỗi bán hàng, công viên giải trí,... và công nghiệp xe điện. tham vọng của Evergrande chính là thứ đưa công ty vào nước sôi lửa bỏng. Mattie Bekink, Giám đốc Trung Quốc của Economist Intelligence Unit, cho biết tập đoàn này đã "đi xa khỏi lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình, đó là một phần nguyên nhân khiến họ rơi vào tình trạng lộn xộn này".
Tác động từ nền kinh tế vĩ mô - gãy "đòn bẫy": Ông Mark Williams, nhà kinh tế trưởng khu vực Châu Á của Capital Economics cho biết: "lý do sụp đổ của Evergrande là nhu cầu bất động sản nhà ở tại Trung Quốc đang bước vào kỷ nguyên suy giảm liên tục. Sự sụp đổ của Evergrande đã tập trung sự chú ý vào tác động của một làn sóng vỡ nợ của các nhà phát triển bất động sản đối với sự tăng trưởng của Trung Quốc".
Trên đây là một vài góc nhìn của Àco Homes về sự kiện tập đoàn bất động sản lớn thứ 2 Trung Quốc xin nộp đơn phá sản tại New York - Mỹ. Quý Anh/Chị quan tâm đến thị trường bất động sản có những góc nhìn riêng hãy để lại bình luận, nhắn tin trực tiếp đến ÀCO Homes qua Hotline để cùng chia sẻ, thảo luận và trao đổi nhé!
———————————————————————————
Địa Chỉ: 31 Trương Định, Q.1, TP.HCM
Tác giả: ÀCO HOMES
Chúng tôi trên mạng xã hội