Hiện tại, giao dịch và mức giá bất động sản một số khu vực, phân khúc thị trường đã tăng trở lại, nhiều nhà đầu tư đã mạnh dạn xuống tiền khi tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội đầu tư.
Trong nửa đầu năm 2023, kỳ vọng giá bất động sản “còn xuống nữa, chờ đi” tương đối phổ biến, song tới thời điểm hiện tại, giao dịch và mức giá bất động sản một số khu vực, phân khúc thị trường đã tăng trở lại. Lúc này, nhiều nhà đầu tư đã mạnh dạn xuống tiền và trong một số trường hợp kích thích tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội đầu tư.
Một điểm sáng khác trong bức tranh thị trường bất động sản là số lượng, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đang có dấu hiệu ấm dần. Chẳng hạn, trong tháng 8, có 7 doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu với tổng giá trị lên tới 22.905 tỷ đồng, con số này gần bằng một nửa tổng giá trị phát hành của nhóm bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2023 (62.512 tỷ đồng).
Thị trường bất động sản hiện nay vẫn chưa thể hồi phục như thời điểm cuối năm 2021 hay đầu năm 2022, nhưng đã tốt hơn nhiều so với cuối năm 2022. Trong thời gian tới sẽ là lúc bất động sản tiếp tục phục hồi, nhất là khi những rào cản pháp lý dần được gỡ bỏ, một số quy định thắt chặt trước kia nay tạm thời chưa áp dụng, trong khi nguồn vốn giá rẻ ngày càng nhiều và kết cấu hạ tầng tiếp tục được cải thiện với tâm lý đầu tư đã đỡ bị “ức chế” so với những tháng đầu năm 2023 và quý cuối 2022.
Theo lãnh đạo NHNN, hiện nay, thị trường BĐS vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong đó có nhiều tồn tại, vướng mắc đã kéo dài như vướng mắc về hệ thống thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai, quy hoạch, đầu tư xây dựng; Sự mất cân đối cung cầu tại các phân khúc;...
Ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ, phối hợp chặt chẽ các chính sách tài khóa và chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế. Đồng thời, tiếp tục triển khai đồng bộ 5 giải pháp chính.
Thứ nhất: Rà soát, hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động ngân hàng
Hiện nay, NHNN đang khẩn trương rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Thông tư 03 và Thông tư 06 để kịp thời ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn thị trường, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, đảm bảo an toàn hệ thống.
Thứ hai: Tăng khả năng tiếp cận vốn doanh nghiệp, người dân
Tiếp tục triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN.
Thứ ba: Bám sát Chương trình 120.000 tỷ đồng
Xem xét, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chương trình, góp phần thúc đẩy việc đầu tư, xây dựng cũng như mua nhà ở xã hội của người dân
Thứ tư: Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành
Khẩn trương triển khai hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm hỗ trợ thị trường BĐS phát triển bền vững đồng thời kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động của tài chính tín dụng.
Thứ năm: Tăng cường công tác, giám sát; phòng, chống, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng; bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tài chính tín dụng.
Các tháng cuối năm, thị trường bất động sản TP. HCM và vùng phụ cận ghi nhận nhiều dự án được ồ ạt mở bán, giới thiệu với số lượng lớn. Bên cạnh việc đón nhận các nguồn cung mới, thị trường bất động sản cũng chứng kiến nhiều dự án được gỡ vướng pháp lý giai đoạn này.
Tập đoàn Novaland vừa được tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định giao đất thuộc phân khu 1, phân khu 2 của Khu đô thị cao cấp Cù lao Phước Hưng (còn gọi là khu Đảo Phượng Hoàng) để tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Diện tích đất được giao khoảng 54ha, được doanh nghiệp đánh giá là một bước thủ tục rất quan trọng để chủ đầu tư tiếp tục triển khai dự án.
Trước đó, phía Đồng Nai cũng có văn bản xác nhận 752 căn nhà ở thấp tầng ở dự án Aqua City đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai. Một công ty con của doanh nghiệp này cũng được tỉnh bàn giao đất để tiếp tục xây dựng hạ tầng kỹ thuật... Nhiều dự án khác của Novaland ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận cũng được gỡ vướng trong thời gian gần đây.
Một số dự án được tháo gỡ pháp lý, xác nhận đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai nhưng thực chất hàng đã được bán ra dưới hình thức hợp đồng đặt cọc giữ chỗ. Khi xong giấy tờ pháp lý thì hợp đồng này chuyển thành hợp đồng mua bán.
Theo Bộ Xây dựng, khoảng 96% nguồn cung mới của TP.HCM trong quý 3-2023 đến từ phân khúc cao cấp và 4% nguồn cung mới còn lại thuộc phân khúc hạng sang. Trong đó, giá bán sơ cấp của thị trường căn hộ TP.HCM trong quý 3 đạt hơn 60 triệu đồng/m².
Theo khảo sát của Tuổi Trẻ Online, các dự án đang phát triển ở đôi bờ sông Sài Gòn khu vực quận 1 và TP Thủ Đức đang được rao bán với giá trên 100 triệu đồng/m², có dự án giá 290 - 400 triệu đồng/m².
Báo cáo về thị trường căn hộ tại TP.HCM của các công ty nghiên cứu thị trường bất động sản đều cho ra mẫu số chung đó là thời gian qua, thị trường TP.HCM tiếp tục lệch pha cung cầu khi số lượng căn hộ hạng A và B chiếm hầu hết nguồn cung căn hộ chào bán.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng cho rằng cung cầu của thị trường bất động sản hiện đang mất cân đối rất lớn, khi nguồn cung chủ yếu ở phân khúc trung cấp và cao cấp, còn phân khúc phục vụ cho người dân có thu nhập thấp lại hạn chế.
Theo ông Trần Hoàng Quân - giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, 9 tháng đầu năm 2023, tại TP.HCM đã có 15 dự án nhà ở thương mại được xác nhận đủ điều kiện để bán, cho thuê mua sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai với 15.020 căn được đưa ra thị trường. Trong đó, có 13.767 căn hộ chung cư và 1.253 căn nhà thấp tầng.
Đáng chú ý, trong số các dự án kể trên, phân khúc cao cấp chiếm 9.969 căn và phân khúc trung cấp 5.051 căn, nhưng không có nhà ở thuộc phân khúc bình dân.
Trên đây là một vài thông tin nổi bật trong tuần qua về thị trường kinh tế - bất động sản Việt Nam. Hy vọng, Quý Anh/Chị quan tâm đến thị trường bất động sản có thêm thông tin tham khảo. Liên hệ ngay Àco Homes qua Hotline để được tư vấn chi tiết ().
———————————————————————————
ÀCO HOMES - TRUNG TÂM GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN
Địa Chỉ: 31 Trương Định, Quận 1, TP. HCM
Tác giả: ÀCO HOMES
Chúng tôi trên mạng xã hội