Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online trưa 4-9, mặc dù là giờ nghỉ nhưng các công nhân, kỹ sư vẫn tất bật thảm nhựa nóng lớp thứ 3 tại đoạn km23+500 thuộc dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết.
Xe ben vừa chở nhựa nóng đến là đấu đuôi đổ sang xe chuyên thảm. Vừa thảm xong là đoàn xe lu lèn tiếp nối. Nhựa đường giữa trưa phả hơi nóng rát nhưng các kỹ sư, công nhân vẫn cặm cụi kiểm tra kỹ thuật.
Ông Thái Bá Đạt - cán bộ thuộc nhà thầu Phương Thành - cho biết đơn vị đang dồn hết lực để thi công như cam kết với Bộ Giao thông vận tải.
"Các kỹ sư, công nhân, máy móc vẫn hoạt động liên tục, không có ngày nghỉ lễ để bù đắp lại những ngày nghỉ bất khả kháng trước đây do dịch bệnh, thời tiết, thiếu vật liệu…" - ông Đạt chia sẻ.
Tương tự, ông Phạm Quốc Huy - giám đốc Ban điều hành dự án cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo - cho biết trên công trường vẫn đang thi công toàn tuyến, không có ngày nghỉ lễ.
"Bộ và Ban quản lý dự án 7 đang động viên, tháo gỡ dần các vướng mắc để nhà thầu vượt qua các khó khăn như bão giá, thời tiết… để cố gắng bám công trường thi công" - ông Huy cho biết.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, đoạn cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo dài 100,8km, khởi công tháng 9-2020 và kế hoạch hoàn thành tháng 12-2022. Sản lượng thực hiện đến tháng 8-2022 đạt 49,35% giá trị hợp đồng, chậm 2,9% so với kế hoạch điều chỉnh.
Còn đoạn Dầu Giây - Phan Thiết dài khoảng 99km, cùng khởi công và kế hoạch hoàn thành tháng tương tự. Sản lượng thực hiện đến tháng 8-2022 đạt 53,8% giá trị hợp đồng, chậm 2,05% so với kế hoạch điều chỉnh.
Bộ lý giải các nguyên nhân chậm là do khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp nền đường, thời tiết không thuận lợi (mùa mưa đến sớm và kéo dài), ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 (phải dừng thi công hơn một tháng), đồng thời năng lực tài chính của một số nhà thầu thiếu hụt (nhất là giai đoạn giá nhiên liệu, vật liệu tăng mạnh)…
Bộ Giao thông vận tải đánh giá cả hai dự án trên cơ bản sẽ hoàn thành, thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2022 và đưa vào khai thác sử dụng đầu năm 2023.
Evergrande cho thấy doanh nghiệp bất động sản luôn đối mặt với nguy cơ nợ xấu. Tại Việt Nam, cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đang đối mặt với rủi ro tương tự.
Dịch kéo dài nhưng BĐS phục hồi mạnh khi dịch được kiểm soát. Tín hiệu tích cực về kiểm soát dịch hay "hộ chiếu vaccine" đẩy nhà đầu tư vào thị trường.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết 16 tỉnh thành đồng ý mở đường bay, thể hiện bản lĩnh lãnh đạo địa phương và đáp ứng nguyện vọng của người dân sau khi nới lỏng giãn cách.
Phan Thiết (Bình Thuận) được kì vọng sẽ trở thành “điểm nóng” đón nhận hàng triệu du khách nhờ kết nối hạ tầng đồng bộ và tiềm năng gia tăng giá trị mạnh mẽ từ những tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng.
Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông đang tăng tốc mạnh mẽ và về đích trong năm 2022 khiến bất động sản phía Đông TP.HCM thêm sức nóng, đặc biệt những đô thị sinh thái đẳng cấp như Aqua City thêm phần giá trị.
Chúng tôi trên mạng xã hội