- Thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp Việt Nam: tăng trưởng nhanh nhiều thách thức.
Thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với nhiều tiêm năng tăng trưởng trong dài hạn, đặc biệt là ở các thành phố trực thuộc Trung ương. Các dự án trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ cao cấp đang liên tục được mở rộng, thu hút sự quan tâm của cả nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Liên tục được đánh giá là một trong những ngành kinh tế năng động nhất của Việt Nam, duy trì tốc tốc độ tăng trưởng hằng năm ở hai chữ số trong hàng thập kỷ, thị trường bán lẻ đã nhanh chóng hồi phục rõ nét ngay sau đại dịch Covid - 19 và duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực tới thời điểm hiện tại. Quy mô ngành bán lẻ Việt Nam được Bộ Công thương dự báo tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% tổng ngân sách quốc nội.
Cùng với sự phát triển của ngành bán lẻ, Việt Nam cũng đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư bất động sản (BĐS) bán lẻ cao cấp với tốc độ tăng trưởng nhanh so với các nước trong khu vực.
Trên thực tế, sự tăng trưởng của lĩnh vực BĐS bán lẻ cao cấp không chỉ đến tự tăng trưởng thu nhập bình quân cũng như thu nhập khả dụng của người dân, mà còn ở việc dịch chuyển thói quen mua sắm ngày càng cao cấp hóa cùng với sự mở rộng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu và thượng lưu. Sự xuất hiện của nhiều thương hiệu quốc tế, cùng với nhu cầu mua sắm và trải nghiệm dịch vụ cao cấp ngày càng tăng, đã tạo nên tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực BĐS bán lẻ cao cấp.
Thị trường BĐS bán lẻ cao cấp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triến mạnh mẽ trong dài hạn, với giá thuê hằng năm tiếp tục tăng trưởng hai chữ số, bất chấp những thách thức ngắn hạn.
Theo đó, một trong những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy thị trường BĐS bán lẻ cao cấp ở Việt Nam là tăng trưởng kinh tế ổn định và nhanh chóng. Nền kinh tế Việt Nam liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao trong những năm gần đây, ngay cả trong bối cảnh toàn cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Sự phát triển kinh tế đã làm tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là tầng lớp trung lưu và thượng lưu, tạo ra nhu cầu nhu cầu mua sắm tại các cửa hàng thời trang cao cấp, siêu thị hạng sang, và trung tâm thương mại có thương hiệu quốc tế.
Đặc biệt, cùng với quá trình phát triến kinh tế - xã hội, thói quen của người tiêu dùng Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, đã có sự thay đổi, ngày càng hướng đến các trải nghiệm mua sắm cao cấp, không chỉ dừng lại ở việc mua sắm hàng hoá mà còn tìm kiếm các dịch vụ trải nghiệm sống đẳng cấp. Sự thay đổi này tạo ra nhu cầu lớn cho các dự án BĐS bán lẻ cao cấp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này.
Nhu cầu tăng cao cùng với cơ sở hạ tầng đô thị và thương mại ngày càng được đầu tư mạnh mẽ cũng giúp Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn đối với nhiều thương hiệu bán lẻ quốc tế. Nhiều thương hiệu cao cấp từ các ngành thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng, và thực phẩm cao cấp đã đổ bộ vào Việt Nam, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Sự xuất hiện của những thương hiệu này không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam mà còn giúp nâng cao tiêu chuấn của thị trường bán lẻ. Bởi sự hiện diện của các thương hiệu quốc tế buộc các nhà bán lẻ trong nước phải cải thiện dịch vụ và chất lượng không gian bán lẻ.
Môi trường đầu tư, kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực BĐS ngày càng được cải thiện với nhiều chính sách thu hút đầu tư cũng như các hỗ trợ về tín dụng và ưu đãi thuế dành cho các dự án phát triển BĐS bán lẻ, đặc biệt là các dự án tập trung vào phân khúc cao cấp, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hàng loạt các trung tâm thương mại cao cấp cũng được phát triển để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng cao của lĩnh vực này. Những trung tâm này không chỉ là nơi mua sắm mà còn trở thành điểm đến giải trí và ẩm thực cao cấp.
Sự phát triển của các khu đô thị mới, nơi tập trung dân cư có thu nhập cao, cũng là yếu tố thúc đẩy nhu câu phát triển BĐS bán lẻ cao cấp.
Đặc biệt, tiềm năng tăng trưởng của thị trường BĐS bán lẻ cao cấp còn được thúc đẩy bởi sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch. Việt Nam đã trở thành điểm đến phổ biến đối với du khách quốc tế và nội địa, đặc biệt là các du khách có nhu cầu mua sắm và tiêu dùng các sản phẩm cao cấp. Trải nghiệm mua sắm kết hợp du lịch của du khách, nhất là du khách nước ngoài, từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, và các nước châu Âu, thường có nhu cầu mua sắm cao khi đến Việt Nam cũng tạo cơ hội cho các nhà bán lẻ cao cấp mở rộng thị trường.
Tuy nhiên, thị trường này cũng đối mặt với một số thách thức trong ngắn hạn.
Theo đó, mặc dù có tốc độ phát triển nhanh, mặt bằng bán lẻ Việt Nam vẫn còn khiêm tốn cả về quy mô, chất lượng và trải nghiệm. Tổng diện tích mặt bằng bán lẻ tại Việt Nam, đặc biệt là các trung tâm thương mại cao cấp, vẫn còn tương đối khiêm tốn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia,... Đòi hỏi Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào hạ tầng, mở rộng nguồn cung mặt bằng chất lượng cao, và nâng cao trải nghiệm mua sắm cho người tiêu dùng để thu hút thêm các nhà đầu tư quốc tế và cạnh tranh với các quốc gia lân cận.
Nguồn cung mặt bằng bán lẻ cao cấp tăng trưởng chậm trong khi nhu cầu của các nhãn hàng, thương hiệu quốc tế không ngừng tăng cao khiến mức giá thuê mặt bằng tại các khu vực trung tâm ở TP.HCM và Hà Nội đang ngày càng tăng, tạo ra áp lực lớn cho các nhà bán lẻ cao cấp.
Sự biến động của nền kinh tế thế giới, lạm phát, và chi phí nguyên vật liệu tăng cao có thể ảnh hưởng đến khả năng mở rộng của các dự án BĐS bán lẻ cao cấp. Cụ thể, lạm phát tăng cao có thể làm giảm sức mua của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến doanh số bán lẻ cao cấp. Đồng thời, chi phí xây dựng và vận hành các trung tâm thương mại cao cấp cũng sẽ gia tăng, tạo áp lực cho các nhà phát triển BĐS. Sự bất ổn của thị trường tài chính quốc tế cũng khiến các nhà đầu tư quốc tế có thể trở nên thận trọng hơn trong việc mở rộng quy mô đầu tư vào phân khúc cao cấp.
Bên cạnh đó, chiến dịch "đốt lò" khiến nhiều quan chức bị xử lý tại Việt Nam cũng đang khiến giới đầu tư quốc tế nghi ngờ sự ổn định chính trị.
- Tiêu điểm thị trường
TP.HCM cho phép xây tầng hầm nhà ở riêng lẻ.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đã ký Quyết định 3804/2024 về bổ sung quy định quản lý theo đồ án về nội dung quy hoạch không gian xây dựng ngầm đối với các đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000, tỷ lệ 1/2000, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trên địa bàn thành phố. Theo đó, đối với nhóm nhà ở thấp tầng, nhà ở riêng lẻ, cho phép xây dựng tối đa 01 tầng hầm để bố trí tầng kỹ thuật, bãi đậu xe. Trường hợp nhà ở riêng lẻ kết hợp chức năng khác có nhu câu xây dựng từ 02 tâng hâm trở lên phải lập quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch tông mặt băng (quy hoạch chi tiết theo quy trình rút gọn).
Đầu tư 19.000 tỷ đồng xây hầm Hải Vân mới và di dời ga Đà Nẵng.
Cục Đường sắt Việt Nam đã đề xuất Bộ Giao thông vận tải lập dự án cải tạo, làm mới hầm đèo Hải Vân nhằm cải thiện năng lực vận hành đường sắt; đồng thời di dời toàn bộ đường sắt khu vực Đà Nẵng ra khỏi trung tâm thành phố. Tống mức đầu tư cho dự án xây mới hầm Hải Vân và di dời ga Đà Năng dự kiến là 19.000 tỷ đồng, được đề xuất trích từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2031.
Cục Thuế TP.HCM kiến nghị họp khẩn để giải quyết gần 9.000 hồ sơ đất đai tồn đọng.
Cục Thuế TP.HCM vừa có văn bản khẩn kiến nghị Ủy ban nhân dân TP.HCM tổ chức cuộc họp để giải quyết hồ sơ đất đai phát sinh từ ngày 1/8/2024. Đây là văn bản kiến nghị thứ ba của Cục Thuế Thành phố về vấn đề này trong vòng một tháng qua.
Bộ Xây dựng đề nghị đẩy nhanh kế hoạch cải tạo lại chung cư cũ.
Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND các tỉnh về việc triến khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98/2024/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Trong đó, yêu cầu khẩn trương kiểm định chất lượng nhà chung cư cũ; lập, phê duyệt quy hoạch nhà chung cư cần cải tạo; lập, phê duyệt kế hoạch cải tạo.
Xác định địa giới đơn vị hành chính giữa Thừa Thiên Huế và TP.Đà Nẵng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 144/NQ-CP về việc xác định địa giới đơn vị hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và TP.Đà Năng do lịch sử đế lại.
Đà Nẵng: Phê duyệt quy hoạch phân khu đổi mới sáng tạo khoảng 3.770ha
UBND TP. Đà Nẵng vừa phê duyệt quy hoạch phân khu Đổi mới sáng tạo Đà Nẵng gắn với Khu đô thị đại học, thuộc địa bàn các quận Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ và huyện Hòa Vang. Theo đó, phân khu đổi mới sáng tạo có diện tích khoảng 3.770ha, nằm tại cửa ngõ phía Nam thành phố Đà Nẵng. Khu vực quy hoạch của phân khu là trung tâm đào tạo gắn với Khu đô thị đại học, trung tâm đổi mới sáng tạo, công viên phần mềm và trung tâm y tế cấp vùng.
- Kết luận – khuyến nghị
Tình hình bất động sản bán lẻ tại Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi sau giai đoạn khó khăn do đại dịch. Các trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng và dịch vụ bán lẻ ngày càng phát triển, đặc biệt ở các thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, thị trường vẫn đối mặt với thách thức về chi phí thuê mặt bằng cao và cạnh tranh gay gắt. Dự đoán, xu hướng phát triển của thương mại điện tử sẽ tác động đến bất động sản bán lẻ, thúc đẩy sự chuyển đổi sang mô hình bán lẻ đa kênh (omni-channel) trong thời gian tới.
Nguồn Vars Connect
Trên đây là một vài thông tin nổi bật trong tuần qua về thị trường kinh tế - bất động sản Việt Nam. Hy vọng, Quý Anh/Chị quan tâm đến thị trường bất động sản có thêm thông tin tham khảo. Liên hệ ngay Àco Homes qua Hotline để được tư vấn chi tiết ().
———————————————————————————
ÀCO HOMES - TRUNG TÂM GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN
Địa Chỉ: 31 Trương Định, Quận 1, TP. HCM
Chúng tôi trên mạng xã hội