Kiến nghị kéo dài đáo hạn trái phiếu bất động sản đến hết năm 2024 tạo điều kiện cho dòng tiền chảy về thị trường bất động sản đang được khơi thông.
Theo Ngân hàng Nhà nước, 6 tháng đầu năm 2023, tín dụng bất động sản tăng trưởng 4,68%, tương đương với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung (4,73%). Đặc biệt, tín dụng kinh doanh bất động sản tăng trưởng với tốc độ cao hơn rất nhiều (17,4%). Điều này cho thấy những giải pháp tháo gỡ khó khăn đã bắt đầu phát huy tác dụng.
Trong báo cáo mới nhất, VNDIRECT cũng đưa ra nhận định dòng vốn vay đã và sẽ dễ tiếp cận hơn với các chủ đầu tư bất động sản. Cụ thể, kết quả khảo sát cho thấy, lãi suất cho vay mua nhà tại các ngân hàng trong tháng 9 dao động từ 4,99 - 11,8%/năm.
Điển hình, tại các ngân hàng thương mại như TPBank, HDB, VIB, Eximbank...lãi suất cho vay mua nhà dao động chủ yếu trong khoảng 6,8 - 9%/năm. Một số ít ngân hàng có mức lãi vay trên 9%/năm, có thể kể đến như SeABank (9,29%/năm), UOB (9,49%/năm)...
Hiện dòng vốn vào bất động sản vẫn đang chảy đều. Đặc biệt, nguồn vốn FDI đăng ký mới tính đến 20/9 vào ngành bất động sản đạt gần 2 tỷ USD, chiếm khoảng gần 10% tỷ trọng FDI.
Về trái phiếu, doanh nghiệp bất động sản bắt đầu phát hành trái phiếu trở lại. 8 tháng đầu năm nay toàn thị trường phát hành khoảng 132 ngàn tỷ, mức giảm khoảng 44% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức giảm toàn năm ngoái (47%).
Theo ông Lực dự báo, các chính sách gỡ vướng được đẩy nhanh sẽ giúp dòng vốn cho thị trường bất động sản “dễ thở” hơn trong thời gian tới.
Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) vừa gửi công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính liên quan đến Điều 3 tại Nghị định 08/2023/NĐ-CP, nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp trước đợt cao điểm đáo hạn trái phiếu bất động sản, góp phần hỗ trợ cho nền kinh tế và thị trường bất động sản vượt qua khó khăn và đang trong quá trình dần phục hồi trở lại.
Theo ông Lê Hoàng Châu, cũng giống như năm 2022, trong 9 tháng đầu năm 2023, nhóm các tổ chức tín dụng và bất động sản chiếm phần lớn giá trị huy động từ trái phiếu, đạt lần lượt 48,7 ngàn tỷ đồng và 57 ngàn tỷ đồng, tương ứng giảm 62% và 37%.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh, đây là giai đoạn cao điểm đáo hạn trái phiếu của cả năm 2023 với tổng giá trị lên đến 65.500 tỷ đồng (không tính các lô trái phiếu đã giãn, hoãn), trong đó có gần 80% là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản.
Sang năm 2024, giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn sẽ lên đến 329.500 tỷ đồng là năm cao điểm nhất trong 3 năm gần đây (năm 2022 chỉ có 144.500 tỷ đồng, năm 2023 là 271.400 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn).
Do đó, Hiệp hội cho rằng, rất cần thiết tiếp tục thực hiện đầy đủ các quy định của Nghị định số 08 trong năm 2024. Đồng thời, để từng bước xây dựng hoàn thiện thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam dần tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế như: Việc xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân hoặc phải có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu, cần phải có thời gian và thông qua một quá trình chuyển đổi phù hợp.
Ông Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc Bộ phận Tiếp thị nhà ở, CBRE Việt Nam nhận định, thị trường BĐS đang ở thời điểm ‘shopping time’, tức là dịp tốt để mua bằng tiền mặt.
Theo ông Kiệt, nguồn cung và sức cầu BĐS đang chuyển biến tích cực. Thời gian qua, nhiều dự án công bố đã có giấy phép xây dựng, hoặc giải tỏa được áp lực tài chính, tức là các khó khăn, vướng mắc cơ bản được tháo gỡ.
Các lý do để lạc quan bao gồm: Chính phủ đang tập trung tháo gỡ vướng cho các doanh nghiệp, dự án; lãi suất giảm và ngân hàng nới lỏng tín dụng cho bất động sản; nhiều dự án bắt đầu được phép xây dựng, bán hàng.
Ông Kiệt nhận định, thị trường BĐS đang ở thời điểm "shopping time", tức là dịp tốt để mua bằng tiền mặt.
Lúc này, có nhiều sản phẩm bất động sản giá bán thấp hơn giai đoạn trước, phù hợp nhu cầu mua để ở hoặc cho thuê. Trường hợp mua đầu tư thì nên hướng tới mục tiêu dài hạn bởi thị trường khó sôi động trong ngắn hạn.
Theo TS Lê Anh Tuấn - Giám đốc Khối chứng khoán, Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital, hiện nay các kênh truyền thống như bất động sản, chứng khoán và vàng tuy có tín hiệu tích cực nhưng chưa rõ rệt.
Khi 3 kênh giao dịch, đầu tư, tích lũy đang trầm lắng thì việc gửi tiết kiệm vẫn là phương án được người dân và doanh nghiệp lựa chọn. Mặc dù vàng trong nước vẫn đang đi ngang, song với sự sôi động gần đây, chứng khoán được kỳ vọng sẽ sớm hút nguồn vốn lớn trở lại.
Với bất động sản, các dữ liệu giao dịch cho thấy, sau thời kỳ gần như đóng băng trong trong nửa đầu 2023, từ tháng 7, những tín hiệu tích cực hơn của thị trường nhà đã được ghị nhận. Các tín hiệu tích cực được kỳ vọng có thể xuất hiện từ quý IV năm 2023 trở đi. Với các điều kiện thuận lợi như hạ lãi suất cho vay, gỡ khó pháp lý… thị trường sẽ ấm lên và kỳ vọng hút dòng tiền mạnh phải qua 2024.
Theo diễn biến hiện nay, các chuyên gia cho rằng, lượng tiền gửi của người dân vào ngân hàng vẫn đang tăng nhưng đà tăng đã giảm. Dự kiến trong một thời gian tới sẽ có một lượng tiền lớn sẽ đi sang các kênh đầu tư khác, dù chưa đủ để đảo ngược xu thế.
Ông Trần Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thị trường & Am hiểu khách hàng One Mount Real Estate cho rằng, trước hết tiền sẽ đổ vào kênh chứng khoán, tiếp đó sẽ là kênh bất động sản vì phân khúc này thường sẽ đi sau chứng khoán một khoảng thời gian.
Trên đây là một vài thông tin nổi bật trong tuần qua về thị trường kinh tế - bất động sản Việt Nam. Hy vọng, Quý Anh/Chị quan tâm đến thị trường bất động sản có thêm thông tin tham khảo. Liên hệ ngay Àco Homes qua Hotline để được tư vấn chi tiết ().
———————————————————————————
ÀCO HOMES - TRUNG TÂM GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN
Địa Chỉ: 31 Trương Định, Quận 1, TP. HCM
Tác giả: ÀCO HOMES
Chúng tôi trên mạng xã hội